14-01-2021
Seminar: “Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong Giáo dục mầm non”
Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Nhận thức rõ việc nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là vận dụng các phương pháp dạy học tích cực có ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng nghề nghiệp người học. Vừa qua, vào lúc 18h00, ngày 12/01/2021 Tổ chuyên ngành, Khoa Giáo dục Mầm non đã tổ chức buổi Seminar: “Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong Giáo dục mầm non”.
Tham gia buổi seminar là toàn thể giảng viên và hơn 200 sinh viên Khoa Giáo dục Mầm non.
Chương trình seminar gồm hai phần chính:
Thạc sĩ Nguyễn Thị Diệu Hà – Trưởng bộ môn Chuyên ngành đề dẫn buổi Semina
Th.S Mai Thị Cẩm Nhung trình bày báo cáo về chủ đề: Vận dụng phương pháp Montessri trong Giáo dục mầm non
“Hành trình nuôi dạy một em bé hạnh phúc” đối với mỗi phương pháp đều có những nguyên tắc riêng, việc lấy trẻ làm trung tâm tâm và cung cấp cho trẻ một môi trường học tập, phát triển tư duy độc lập, chú trọng xây dựng bài học cuộc sống giúp trẻ có năng lực giải quyết vấn đề dựa trên các giáo cụ thực hành là những ưu thế mà phương pháp Montessori đem lại.
Đối với phương pháp giáo dục STEAM, viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Marth (Toàn học) là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Do đó, nếu trẻ được sớm tiếp cận phương pháp này sẽ có những ưu thế nội bật như được tích hợp lồng ghép liên môn kiến thức một cách toàn diện, khả năng sáng tạo, tư duy locgic và phát triển các kỹ năng mềm khác tạo điều kiện vượt trội để trẻ vươn ra thế giới.
ThS. Phan Thị Nga Th.S Mai Thị Cẩm Nhung trình bày báo cáo về chủ đề: Vận dụng phương pháp STEAM trong Giáo dục mầm non
Phương pháp Reggio Emila xuất phát từ miền Bắc nước Ý, nơi có tên gọi là Reggio Emila, tiên chỉ của phương pháp này là đặt trẻ em làm trung tâm, nơi giáo viên, phụ huynh và cộng đồng là những người đối tác và cộng tác cùng phát triển trong hành trình lớn lên của đứa trẻ theo những dự án riêng tuỳ thuộc vào sự phát triển của chúng.
ThS. Lê Thị Châu trình bày báo cáo về chủ đề Vận dụng phương pháp Reggio Emilia trong Giáo dục mầm non.
Thông qua các báo cáo trong buổi seminar đã làm rõ bản chất việc học ở trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ, đồng thời trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi với bạn bè.
Vì vậy, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống cũng như các nguyên vật liệu, giáo cụ, đồ dùng khác nhau để khuyến khích trẻ chơi, khuyến khích trẻ hoạt động và được hoạt động cùng nhau. Giáo viên cần giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc.
Một số ý kiến trao đổi, đặt vấn đề và mong muốn tiêu biểu của sinh viên trong buổi semina.
Một số hình ảnh tiêu biểu tại buổi Semina Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong Giáo dục mầm non
Tin từ Khoa Giáo dục Mầm non!