Thông tin tuyển sinh khoa Giáo dục Mầm non 2019


21-02-2019

ThS. Đào Thị Linh Giang 490

Ngoài việc nuôi dưỡng của bố mẹ, Nhà trường Mầm non chính là môi trường đầu tiên để trẻ tiếp xúc, làm quen và có những phản xạ, nhận thức sơ khai về cuộc sống quanh mình.

Giáo dục Mầm non

GIỚI THIỆU NGÀNH

be2

Giáo dục Mầm non

Trong hệ thống các bậc học, giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ. Có thể nhiều người cho rằng, việc cho trẻ đi học Mầm non chỉ là việc trông giữ trẻ trong giai đoạn chưa đến tuổi đến trường. Nếu như vậy thì bạn đã sai lầm. Ngoài việc nuôi dưỡng của bố mẹ, Nhà trường Mầm non chính là môi trường đầu tiên để trẻ tiếp xúc, làm quen và có những phản xạ, nhận thức sơ khai về cuộc sống quanh mình. Đây là ngành học sinh viên ra trường không lo thất nghiệp bởi hiện nay rất nhiều trường Mầm non cần giáo viên được đào tạo bài bản, có trình độ đại học. Đặc biệt, mức lương của giáo viên Mầm non đã cải thiện nhiều. Ngoài làm việc ở các trường công lập sinh viên có thể làm việc ở các trường dân lập hoặc quốc tế mức lương tương đối tốt.

Thông tin cần nhớ

  • Tuyển sinh: Khối M02, M03;
  • Mã ngành tuyển sinh: 7140201;
  • Bậc đào tạo: Đại học - Cử nhân Sư phạm;
  • Đơn vị đào tạo: Khoa Giáo dục Mầm non.

11

 

 impartialsomecat small     Tìm hiểu thêm 

impartialsomecat small      Các nhóm ngành gần

Tên ngành Mã ĐKXT
DDS
Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Tiêu chí phụ
Giáo dục Tiểu học
Tìm hiểu
7140202 100 Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh D01 Ưu tiên môn Toán

 

gd mn 2


Giới thiệu Khoa



Tìm hiểu thêm về Khoa Giáo dục Mầm non: http://ued.udn.vn/page-khoa/khoa-giao-duc-mam-non.html


I. VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Làm công tác giảng dạy tại các trường Mầm non; giảng viên tại các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non.
- Cán bộ quản lí tại các cơ sở giáo dục Mầm non.
- Chuyên viên thuộc các tổ chức, cơ quan với đối tượng hoạt động là trẻ em.

 Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục mầm non; học lên thạc sĩ và tiến sĩ ở các trường đại học trong và ngoài nước.
-  Các chương trình đào tạo sau đại học về các chuyên ngành tương ứng.

 
CHUẨN ĐẦU RA
        Anh Lê Khanh, chuyên gia tâm lý, trong một chủ đề thảo luận tại diễn đàn Làm cha mẹ cho rằng: Ngành Giáo dục Mầm non là một ngành có nhiều tham vọng nhất (giúp trẻ phát triển toàn diện); có nhiều đòi hỏi nhất (Chương trình: Phải dạy đúng/đủ; Nhà trường: Phải đảm bảo an toàn vệ sinh, có đủ đồ dùng dạy học; Phụ huynh: Con tôi phải được quan tâm chăm sóc và phải được học chữ; Có nhiều nhu cầu nhất: Phải lo cho trẻ từ cây viết đến cái khăn giấy). Chính vì vậy, vai trò, trách nhiệm và yêu cầu đối với người giáo viên Mầm non không hề thấp.
       Cô giáo Mầm non chính là người dạy các bé đầu tiên nên sự ảnh hưởng của các cô đến trẻ là rất lớn. Trẻ có thích đến trường hay không? Trẻ có tự tin khi đi học cấp 1 hay không? Trẻ có hòa đồng với mọi người hay không? Trẻ có tích cực, sáng tạo hay không … điều này phụ thuộc nhiều vào”bà mẹ thứ hai” này.
       Chính vì vậy, người giáo viên Mầm non là người chịu nhiều áp lực nhất. Họ không chỉ đòi hỏi phải có kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có tình thương yêu con trẻ!

tai xuong


 
VỀ KIẾN THỨC
1. Kiến thức cơ bản về giáo dục Mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau: 

a. Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi Mầm non;
b. Có kiến thức về giáo dục Mầm non bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật; 
c. Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục Mầm non;
d. Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ. 

2. Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi Mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ; 
b. Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ;
c. Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ;
d. Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu.

3. Kiến thức cơ sở chuyên ngành. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Kiến thức về phát triển thể chất; 
b. Kiến thức về hoạt động vui chơi; 
c. Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học; 
d. Có kiến thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.

4. Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ;
b. Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho trẻ;
c. Có kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ;

d. Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.

5. Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục Mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Có hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và giáo dục của địa phương nơi giáo viên công tác;
b. Có kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống một số tệ nạn xã hội; 
c. Có kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục.

(Trích: “Điều 6 - Chương II – Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non- Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22-1- 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo”)
 
VỀ KỸ NĂNG
1. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách;
b. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần; 
c. Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ; 
d. Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ. 

2. Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ;
b. Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;
c. Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ;
d. Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.

3. Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ;
b. Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp;
c. Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ;
d. Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.

4. Kỹ năng quản lý lớp học. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Đảm bảo an toàn cho trẻ;
b. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;
c. Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp; 
d. Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục.

5. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm;
b. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn;
c. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;
d. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.

(Trích: “Điều 7 - Chương II – Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non- Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22-1- 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo”)

tho hay cho con phat trien tri tue 500x320

 
VỀ THÁI ĐỘ
1. Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước;
b. Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ;
c. Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương;
d. Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, cộng đồng.

2. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; 
b. Thực hiện các quy định của địa phương;
c. Giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường, lớp, nơi công cộng;
d. Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.

3. Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động. Gồm các tiêu chí sau: 

a. Chấp hành quy định của ngành, quy định của nhà trường;
b. Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhà trường; 
c. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
d. Chấp hành kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công. 

4. Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, ng­ười dân tín nhiệm và trẻ yêu quý;
b. Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, khoẻ mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ; 
c. Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ;
d. Không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm.

5. Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b. Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;
c. Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ em;
d. Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo.

         (Trích: “Điều 5 - Chương II – Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non- Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22-1- 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo”)